Những bí kíp sinh tồn nơi hoang dã cực hay bạn nên biết

Bởi
Sinh tồn
Cập nhật: 22/06/2023 8:33 pm
Đã đăng: 19/10/2019 10:32 pm

Bạn sẽ xử lí thế nào nếu rơi vào những tình huống “tiến thoái lưỡng nan” khi đi du lịch hoặc cắm trại ở những nơi hoang dã? Hãy nhớ lấy các mẹo vặt hay ho dưới đây bởi chúng có thể giúp ích nhiều cho bạn đây.

Bí quyết để có chuyến dã ngoại lí tưởng

Hãy đốt lửa trại trên cát hoặc đá. Nếu bạn không tìm được chỗ như vậy thì đơn giản là nạo đi một phần đất bên trên. 

© durango.com

Khi châm lửa không nên đổ chất lỏng dễ cháy lên ngọn lửa trần, bởi bình chứa chất lỏng có thể phát nổ ngay trên tay. Hãy đặt củi khô xung quanh ngay sau khi đổ chất lỏng lên nếu không nó sẽ bốc hơi rất nhanh.  

Để ngăn kiến bò lên bàn, hãy đặt một chén chứa nước dưới mỗi chân bàn. Nếu bạn dùng thảm để ăn khi dã ngoại, hãy đặt bạc hà hoặc vỏ dưa leo lên trên thảm. Mùi của các vật này có thể làm kiến sợ và không tới gần. 

Mùi của cây hương thảo hoặc cây xô thơm có khả năng xua muỗi rất hiệu quả. Hãy rắc một ít lá lên than nóng vào đống lửa của bạn hoặc bếp nướng barbecue nhằm khiến chúng tránh xa. 

Để thức ăn luôn tươi mới, hãy dùng một túi giữ nhiệt hoặc bình chân không có nắp đậy. Khi bạn ấn nắp, không khí trong bình sẽ được hút ra ngoài. Vi khuẩn sẽ biến mất trong môi trường không có oxy

Nếu bạn ở gần nguồn nước, không nên rửa bát đĩa hoặc tắm rửa cơ thể trực tiếp trong hồ hay gần bờ nước. Sử dụng một chiếc xô hay chậu và đảm bảo bạn đã đổ hết nước bẩn ra đất.

Bọ chét bám trên cơ thể

Bọ chét là loài côn trùng thường sống kí sinh trên các loài động vật bằng cách hút máu. Bọ chét khi ở trên người nhẹ sẽ gây ngứa ngáy, nặng là đau đớn khó chịu, thậm chí truyền bệnh từ động vật sang con người. Nếu chẳng may bị bọ chét bám vào cơ thể, không nên cố gắng bắt nó ra ngay mà trước tiên hãy dùng dầu thực vật để phủ lên chỗ bị bọ chét cắn. Sau đó làm một nút thắt dây lồng vào đầu con vật rồi dần dần kéo nó ra khỏi cơ thể. Để kiểm tra nguy cơ bị nhiễm bệnh từ bọ chét, hãy đem con vật còn sống đến phòng thí nghiệm kiểm tra trong vòng 2 ngày.

© Brightside.me

Bị bỏng

Nếu vết bỏng nhỏ, hãy cắt một miếng khoai tây hoặc cà rốt sống rồi đặt lên chỗ bỏng. Sau đó đổ nước lạnh lên trên vùng bỏng và rắc ít muối sạch rồi đợi muối khô thì gạt đi. 

Nếu vết bỏng lớn và nghiêm trọng hơn, bạn có thể xịt một lớp pathenol dày hoặc bôi kem chống khuẩn lên trên và dùng một miếng gạc băng bó khu vực bỏng.

Bị ngộ độc

Bạn cần làm sạch cơ thể khỏi chất độc và trung hòa chất độc càng sớm càng tốt bằng những cách sau:

Pha hai muỗng cà phê rễ gừng hòa trong 600 ml nước sôi, đem lọc, uống 50 ml nước ấm này trong cả ngày. 

Nấu sôi 3-5 muỗng canh quế trong 5 phút rồi lọc, sau đó uống 2-3 cốc nước này khi còn nóng. 

Lưu ý không nên uống đồ có cồn nếu chẳng may bị ngộ độc. Điều đó sẽ không giúp được gì mà chỉ làm tình trạng cơ thể trở nên xấu đi.

Bị ong đốt

Loài ong đi sau khi đốt sẽ để lại ngòi trên cơ thể con người. Khi bị đốt, đừng cố gỡ ngòi ong ra vì bạn sẽ thêm nhiễm trùng mà thôi. Để loại bỏ ngòi ong, hãy dùng một tấm thẻ nhựa bình thường, đặt nghiêng góc 45 độ với mặt ngòi và ấn xuống da trượt qua vùng có ngòi. Sau đó dùng chất khử trùng thông thường để chữa vết ong đốt.  

© Brightside.me

Bị đứt tay, chân

Khi sơ cứu các vết thương hay vết cắt, cần biết rõ vết thương nặng đến mức nào, liệu có máu chảy và người bị nạn có bị nhiễm trùng hay không.

Trong trường hợp vết thương nhỏ và bạn không có dụng cụ sát trùng bên cạnh, hãy rửa vết thương và bôi nhựa thông lên trên. Hoặc bạn có thể xay một ít lá mã đề trộn thêm chút nước rồi đặt trong một miếng băng rồi bó vết thương lại. 

Nếu vết thương chảy nhiều máu và rung thì động mạch đã bị tổn thương cần phải dùng dây nẹp và buộc lại bằng garo. Tuy nhiên cách này chỉ hiệu nghiệm được khoảng một tiếng, do đó hãy gấp rút tới bệnh viện khi bị thương nặng để được chữa trị kịp thời. 

Gặp phải rắn

Nếu chẳng may gặp phải một con rắn đang bò trên mặt đất, đừng di chuyển để tạo khiến nó bỏ đi. Rắn chỉ tấn công khi chúng có cảm giác bị đe dọa.

© Brightside.me

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn:

  • Ngưng cử động khu vực bị rắn cắn vì việc vận động sẽ làm máu chứa nọc rắn lan đi nhanh hơn.
  • Khử trùng và đặt băng vô trùng lên trên vết cắn.
  • Buộc garo nhưng không quá 30-40 phút. Nếu không bạn sẽ làm ảnh hưởng lớn tới việc lưu thông máu. Hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Dụng cụ mang theo khi du lịch ở nơi hoang dã

Thuốc xịt chống côn trùng, băng gạc vô trùng, cao dán, đồ khử trùng, thuốc gây mê, than củi hoạt tính, đồ chữa bỏng, dao nhỏ bỏ túi, dây buộc hay chỉ sợi, dầu thực vật, dây thừng, dây buộc garo.

(Tham khảo: Yan.vn, Lag.vn)
Nguồn: Brightside.me
Trở lên Trên ▲

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *