Trong các binh đoàn La Mã, bác sĩ, kỹ sư và kiến trúc sư được phân loại thành nhóm riêng (immunes), nhận lương cao hơn 1,5-2 lần lính bộ binh thường và được miễn các công việc nặng nhọc.

Bác sĩ La Mã đã biết sử dụng băng vải buộc cầm máu và kẹp động mạch để tránh mất máu khi phẫu thuật. Họ còn biết khử trùng dụng cụ bằng nước đun sôi trước khi mổ, và không dùng đi dùng lại dụng cụ nếu chưa khử trùng, điều chỉ thấy ở y học châu Âu vào thế kỷ 19.
Quá trình phẫu thuật dùng nhiều loại thuốc giảm đau và thuốc an thần, bao gồm chất chiết xuất từ cây thuốc phiện (chứa morphine) và hạt henbane ( chứa scopolamine). Vết thương và vết mổ được rửa bằng giấm dù người La Mã không biết vi trùng là gì.
Ngoài chữa bệnh, các bác sĩ còn có tránh nhiệm giám sát tình trạng vệ sinh trong doanh trại, bảo đảm bệnh tật (nếu có) không lây lan. Họ có quyền đề nghị chuyển doanh trại sang nơi khác nếu thấy môi trường hiện tại không thích hợp, ví dụ có quá nhiều côn trùng.
Sau vụ ám sát Julius Caesar, La Mã rơi vào nội chiến và tổn thất nặng nề khi các binh đoàn tinh nhuệ nhất chém giết nhau trên chiến trường. Hoàng đế Augustus đã phải lập ra lực lượng quân y chuyên nghiệp và mở trường Y của quân đội để đào tạo, học viên phải có chứng nhận tốt nghiệp mới được gửi đi các binh đoàn. Nơi đây cũng lưu giữ các loại thuốc và phương pháp điều trị mới được phát hiện.